Uỷ ban nhân dân xã Xích Thổ
Thứ ba, ngày 07/05/2024
Chào mừng bạn đến với Website Ủy ban nhân dân xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình!

Quy trình xử lý lợn mắc bệnh dịch tả Châu phi bằng phương pháp chôn lấp

Thứ sáu, 10/12/2021

QUY TRÌNH XỬ LÝ LỢN MẮC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP

 

  1. Nguyên tắc tiêu hủy bằng phương pháp chôn lấp
  1. Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (đảm bảo phúc lợi động vật) trước khi thực hiện tiêu hủy.
  2. Địa điểm tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch. Trong trường hợp chôn lấp tập trung số lượng lớn, cần chọn địa điểm xa khu dân cư, các công trình văn hóa, khu di tích, ...
  3. Phương tiện, dụng cụ được sử dụng để vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy.
  4. Người tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn phải có bảo hộ cá nhân, thực hiện vệ sinh, sát trùng để tránh làm lây lan mầm bệnh.
  1. Vận chuyển lợn và sản phẩm chăn nuôi đến địa điểm chôn lấp
  1. Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác lợn và sản phẩm chăn nuôi phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp xác lợn lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển.
  2. Phương tiện vận chuyển xác lợn và sản phẩm chăn nuôi phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi.
  3. Phương tiện vận chuyển xác lợn và sản phẩm chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
  1. Địa điểm chôn lấp và quy cách hố chôn
  1. Nguyên tắc:
  • Việc lựa chọn điểm tiêu hủy phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có lợn mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.
  • Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh; không chôn xác lợn và sản phẩm chăn nuôi ở vùng ngập nước hoặc có mực nước ngầm nông.

 

  1. Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).

Nên chọn vùng đất chôn có tỷ lệ sét cao (tránh vùng đất cát), có thể sử dụng đất sét lấy từ khu vực khác (hoặc vật liệu chống thấm) để gia cố lòng hố chôn trong trường hợp khu vực tiêu huỷ nằm trong vùng đất cát.

  1. Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn.
  1. Các bước chôn lấp

Bước 1. Chuẩn bị hố chôn

Đối với hố chôn cho khối lượng lợn khoảng 1000 kg, kích thước hố chôn là 2,0 X 2,0 X 1,5 - 2,0m (dài X rộng X sâu). Đối với hố chôn cho khối lượng khoảng 5000 kg, kích thước hố chôn là 5,0 X 2,0 X 1,5 - 2,0m (dài X rộng X sâu).

Khuyến cáo không nên đào hố quá lớn dễ gây sụt lún khi lợn phân hủy làm giảm thể tích bên trong hố chôn.

Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất sát trùng

  1. Cho hố chôn lấp 1000 kg
  • Vôi bột: 10 kg/hố (4 kg rắc đáy hố chôn và 6 kg rắc trên bề mặt và xung quanh hố chôn);
  • 0,1 lít chế phẩm vi sinh;
  • Hóa chất sát trùng, bình phun hóa chất;
  • Bảo hộ lao động: Mũ, khẩu trang, gang tay, ủng, quần áo dùng 1 lần.
  1. Cho hố chôn lấp 5000 kg
  • Vôi bột: 20 kg/hố (8 kg rắc đáy hố chôn và 12 kg rắc trên bề mặt và xung quanh hố chôn);
  • 0,1 lít chế phẩm vi sinh;
  • Hóa chất sát trùng, bình phun hóa chất;
  • Bảo hộ lao động: Mũ, khẩu trang, gang tay, ủng, quần áo dùng 1 lần.

Bước 3. Chôn lấp

  • Đáy hố chôn lấp phải được lót bạt hoặc sử dụng đất sét chống thấm.
  • Rắc vôi bột (1kg/m2) hoặc phun thuốc sát trùng lên đáy hố chôn lấp.
  • Cho xác lợn và sản phẩm chăn nuôi vào hố chôn.
  • Phun chế phẩm vi sinh lên xác lợn và sản phẩm chăn nuôi giúp quá trình phân hủy xảy ra nhanh hơn.
  • Tiến hành lấp đất và nện chặt bề mặt hố chôn, lấp thêm 1 lớp đất lên bề mặt hố chôn nhằm giảm thiểu sụt lún thoát khí ra ngoài gây mùi hôi thối.

Bước 4. Vệ sinh tiêu độc khử trùng

  1. Đối với khu vực chôn lấp
  • Sau khi hoàn thành việc chôn lấp, phun hóa chất sát trùng toàn bộ khu vực hố chôn, cụ thể như sau:

+ Pha và sử dụng hóa chất khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cho dung dịch pha trên vào trong máy phun hoặc bình phun.

+ Cách phun: 1 lít dung dịch pha phun cho 1 - 1,5 m2 khu vực xung quanh hố chôn.

  • Rắc vôi bột lên bề mặt hố chôn với lượng 0,8 - 1,0 kg vôi bột/1 m2 (trong trường hợp không phun hóa chất sát trùng).
  1. Đối với người tham gia tiêu hủy
  • Găng tay, mũ, dày, áo dùng một lần được đốt bỏ. Dụng cụ bảo hộ lao động dùng nhiều lần ngâm trong hóa chất sát trùng trong 60-120 phút; sau đó rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch.
  • Sát trùng tay bằng cồn 70% hoặc xà phòng có chứa phenol.
  1. Đối với phương tiện vận chuyển
  • Thu gom toàn bộ rác, chất thải, chất bài tiết trong xe để xử lý, tiêu hủy.
  • Rửa bằng nước xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Sát trùng bằng hóa chất khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phun đều cả bên trong vào ngoài phương tiện vận chuyển.
  1. Quản lý hố chôn
  1. Hố chôn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải có biển cảnh báo để người ra vào khu vực tiêu hủy nhận biết; các biển báo được thiết kế đảm bảo dễ nhận diện, làm bằng vật liệu và chữ viết không bị hư hỏng hoặc phai màu do điều kiện thời tiết.
  2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn.

Tại khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tổ chức tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quy trình tiêu huỷ xác lợn chết, nhận biết và bảo vệ địa điểm tiêu hủy.

  1. Địa điểm tiêu hủy phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  2. Trường hợp xảy ra sự cố sụt, lún, xói mòn dẫn tới rò rỉ và bốc mùi của hố chôn, đơn vị chức năng thực hiện việc bổ sung lớp đất phủ trên bề mặt hố chôn.
Thông tin truy cập

Truy cập: 256219

Trực tuyến: 7

Hôm nay: 1021