Uỷ ban nhân dân xã Xích Thổ
Thứ tư, ngày 08/05/2024
Chào mừng bạn đến với Website Ủy ban nhân dân xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình!

Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022)

Thứ sáu, 15/04/2022
  1. CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ, CHIẾN CÔNG OANH LIỆT CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
  1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

Trên thế giới, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ có tiềm lực rất mạnh, nổi lên cầm đầu phe đế quốc, hiếu chiến và âm mưu bá chủ thế giới, từng bước khẳng định sự có mặt ở Đông Dương. Sau thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Lúc này trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống đối đầu gay gắt bằng cuộc “chiến tranh lạnh” và chạy đua vũ trang quyết liệt. Hệ thống chủ nghĩa xã hội (CNXH), phong trào công nhân ở các nước tư bản, phong trào giải phóng dân tộc ở khắp nơi trên thế giới dâng cao.

Trong nước, sau chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân tộc ta.

  1. Những bước phát triển của cuộc kháng chiến

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trải qua gần 21 năm, là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khố và nhiều thách thức, ác liệt. Đảng và nhân dân ta phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Cuộc kháng chiến này đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối phó lần lượt với các kế hoạch, chiến lược của đế quốc Mỹ.

  1. Giai đoạn từ thảng 7/1954 đến hết năm 1960: Đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của đế quổc Mỹ.

Những chiến thắng oanh liệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc thực dân Pháp và can thiệp Mỹ phải ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào. Nhưng với những mưu đồ đã dự tính từ trước, đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp, gạt bỏ những thế lực tay sai của Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách thực dân mới, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước ta. Chính quyền Mỹ - Diệm tập trung thực hiện biện pháp “tố cộng”, “diệt cộng” đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, ban hành Luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, biến cả miền Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung. Cách mạng miên Nam bị dìm trong biển máu.

Đứng trước tình thế mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước. Hai là Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất đất nước. Thực hiện nhiệm vụ trên, miền Bắc tích cực triển khai những công việc bộn bề sau chiến tranh, nhanh chóng tổ chức cuộc sống mới. Trong ba năm (1958-1960), chúng ta đã hoàn thành cơ bản về công cuộc cải tạo XHCN, căn bản xoá bỏ chế độ bóc lột, bước đầu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội theo con đường đi lên CNXH, chuẩn bị một số nội dung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng khó khăn, ác liệt, nhưng đại bộ phận nhân dân vẫn một lòng theo Đảng, bất khuất chống áp bức, khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời, xác định rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ chiên lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền Nam vùng lên đâu tranh, tạo ra phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã.

  1. Giai đoạn từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965: Giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Từ cuối năm 1960, đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đối phó với cách mạng miền Nam. Đó là chiến lược dùng quân đội ngụy tay sai làm công cụ tiến hành chiến tranh, càn quét, dồn dân vào ấp chiên lược, đưa 10 triệu nông dân miền Nam vào các trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. Trên miền Bắc, các mặt trận kinh tế, văn hoá, quốc phòng - an ninh đều có bước phát triển mới. Quân và dân miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho miền Nam.

  1. Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968: Phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ ” của đế quốc Mỹ ở Miền Nam, đánh thắng cuộc phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc.

Trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, sử dụng quân đội Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu tiêu diệt bộ đội chú lực ta; dùng ngụy quân, ngụy quyền để bình định, kìm kẹp nhân dân, âm mưu đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 đến 30 tháng (từ giữa năm 1965 đến hết năm 1967), đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ ngay từ những trận đầu khi chúng vừa đổ bộ vào. Tiếp theo những trận thắng oanh liệt ở Núi Thành, Vạn Tường, Plâyme, Đất Cuốc, Bầu Bàng, ta lại đánh bại ba cuộc hành quân lớn của Mỹ vào miền Đông Nam Bộ, đánh thắng lớn ở các chiến trường Tây Nguyên, miền Tây khu V, Đường 9, đồng bằng Nam Bộ và các mục tiêu chủ yếu của địch ở các thành phố lớn. Quân dân miền Bắc tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành những thắng lợi lớn trên nhiều mặt, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tet Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.

  1. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973: Phát huy sức mạnh liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào, Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh ”, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hảỉ quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán.

Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Lào. Thủ đoạn xảo quyệt của Mỹ là thực hiện chiến tranh hủy diệt và chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt để làm suy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc. Quân và dân ta phối hợp với quân, dân hai nước Lào, Campuchia đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Những thắng lợi của chiến tranh cách mạng ba nước Đông Dương trong hai năm 1970-1971 đã tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Nhờ chuẩn bị tốt lực lượng, nhằm đúng thời cơ, quân và dân ta đã liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiên trường, nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, nổi bật là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến trường, cục diện chiến tranh. Trong đàm phán, chúng ta cũng khôn khéo tiến công địch, phối họp chặt chẽ giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam. So sánh lực lượng thay đổi hẳn, có lợi cho ta, tạo điều kiện cơ bản nhất để ta giành thắng lợi cuối cùng.

  1. Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi ký Hiệp định Pari, mặc dù buộc phải rút hết quân nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy lấn đất, giành dân, khống chế nhân dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đen tháng 5/1973, xu thế chống phá Hiệp định Pari của địch ngày càng tăng. Chúng điên cuồng đánh phá hòng xoá bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng.

Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đã giành được thắng lợi. Ta ngày càng mạnh lên, ngụy ngày càng suy yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ. Tháng 7/1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Thắng lợi toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 - đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của quân ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó quay lại Việt Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 4/3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nang và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị và quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

  1. Ý nghĩa lịch sử
  • Đối với Việt Nam: Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc. nhân dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất đât nước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước đi lên CNXH.
  • Đối với thế giới: Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đấy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc; mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
  1. Nguyên nhân thắng lợi

Một là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Hai là, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền con người.

Ba là, cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Bốn là, kết họp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng họp đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Năm là, đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia; đoàn kết quốc tế.

  1. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất: Xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Thứ ba: Vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự chiến tranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Thứ tư: Chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách mạng và nghệ thuật tạo và nắm thời cơ giành những thắng lợi quyết định.

Thứ năm: Phải luôn luôn chú trọng xây dựng Đảng trong mọi hoàn cảnh, nâng cao sức chiến đấu và phát huy hiệu lực lãnh đạo của Đảng.

II.  THÀNH TỰU SAU 47 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

1. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 9/1975 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Ngày 25/4/1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trên toàn quốc với hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bầu. Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hoà XHCN Việt Nam (từ 2/7/1976). Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”, Quốc huy là “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất. Thành phố Sài Gòn đối tên thành Thành phô Hô Chí Minh.

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy toàn diện sức mạnh phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH, có những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Từ đó đến nay, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy sức sáng tạo của nhân dân, được quán triệt trong nhiệm vụ xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân. Quốc hội có những bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, làm tốt hơn chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tăng cường và lắng nghe ý kiến cử tri. Nâng cao sức chiến đấu, vai trò, vị trí của Đảng cầm quyền, chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức được tăng cường. Chính phủ có nhiều cải tiến trong phương thức hoạt động, trong thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần phục vụ nhân dân. Hệ thống chính trị được củng cố, phân định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn, đảm nhiệm ngày càng toàn diện hơn việc lãnh đạo, quản lý sự phát triển đất nước.

  1. Kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, văn hóa - xã hội có bước tiến bộ rõ nét. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên, phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Đất nước ta không những đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bao vây cấm vận, vượt qua những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới những năm 1997- 1998 và năm 2008; thời gian gần đây tình hình thế giới, khu vực chuyển biến nhanh, phức tạp dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó có đại dịch covid -19, nhưng nước ta vẫn giữ vững ôn định kinh tê vĩ mô.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Tuổi thọ của người dân ngày càng tăng. Phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm. vấn đề tạo điều kiện ưu đãi về tín dụng, đào tạo nghê, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo cho đối tượng chính sách được quan tâm. Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hoá về loại hình trường lớp; khoa học công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định; những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc được kế thừa và phát triển, giao lưu hợp tác văn hoá với nước ngoài được mở rộng, các tài năng văn hoá - nghệ thuật được khuyến khích; chính sách phát triển nguồn nhân lực được chú trọng.

Năm 2019 đến nay trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế-xã hội. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tính ưu việt của chế độ xã hội chú nghĩa; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, Chính phủ ban hành Quy định về phòng chống dịch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới và triển khai tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho nhân dân đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả.

  1. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; tiềm lực an ninh, quốc phòng ngày càng lớn mạnh.
  2. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Chúng ta đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, xác lập được quan hệ ổn định với các nước lớn; có quan hệ ngoại giao với hơn 185 nước, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thô; là thành viên của nhiêu tổ chức, diễn đàn quốc tế ASEAN, ASEM, APEC, WTO, TPP,...; tích cực tham gia giải quyết những vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan, góp phần giữ vững môi trường hoà bình khu vực và thế giới.

III. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC VÀ THÀNH TỰU TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG BỘ, NHÂN DÂN, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH NINH BÌNH

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình phấn khởi, hăng hái, thi đua lao động, sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.

Cuối năm 1954, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, phản động trắng trợn tổ chức một cuộc di cư lớn đưa dân miền Bắc vào miền Nam, chủ yếu là đồng bào công giáo ở địa phận Phát Diệm. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, LLVT Ninh Bình được điều động vào các tổ, đội công tác về từng thôn, xóm có đông đồng bào công giáo tuyên truyền, giải thích chính sách của Đảng và Chính phủ, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, vận động đồng bào yên tâm ở lại xây dựng quê hương.

Vừa tham gia các hoạt động, vừa tích cực xây dựng phát triển lực lượng. Đen cuối năm 1955 số cán bộ, đội viên du kích mới bố sung, phát triến trong cả tỉnh lên tới 4.198 người, đưa tổng số dân quân, tự vệ lên 8.994 người tăng 1,35 lần so với tháng 7/1954.

Trong 3 năm (1958-1960) thành tựu về xây dựng LLVT và củng cố quốc phòng của tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất (năm 1959). Tỉnh đội 3 năm liền được Tổng cục Chính trị tặng Cờ Luân lưu “Tỉnh đội khá nhất”, được 20 tỉnh trên miền Bắc ký kết giao ước thi đua.

Bước vào kế hoạch dài hạn 5 năm (1961- 1965) tỉnh đã mở cuộc vận động “Xây dựng DQTV, quân dự bị tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, trở thành lực lượng hậu bị hùng mạnh của quân đội chính quy, hiện đại”. LLVT được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm, ngày càng được củng cố và phát triển, làm tốt vai trò xung kích trong sản xuất và bảo vệ trị an, tích cực trấn áp bọn phản động lợi dụng tôn giáo hoạt động, giữ vững an ninh chính trị.

Miền Bắc trên đà phát triển đi lên CNXH, quan hệ sản xuất XHCN đang được củng cố và hoàn thiện thì đế quốc Mỹ sau thất bại thảm hại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã liều lĩnh, điên cuồng gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Với dã tâm “đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ dùng máy bay và tàu chiến đánh phá một số nơi từ vĩ tuyến 17 trở ra. Ngày 22/5/1965, máy bay Mỹ ném bom khu vực Nông trường Đồng Giao, doanh trại bộ đội Trung đoàn 154, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với Ninh Bình. Giặc Mỹ đã tàn phá, huỷ diệt thị xã Ninh Bình gần như hoàn toàn, 123/125 xã, thị trấn trong tỉnh bị Mỹ ném bom bắn phá.

Mặc dù bị thua đau ở miền Nam và thất bại lớn trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta, nhưng Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu đen tối của chúng. Hòng cứu nguy cho quân ngụy, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Mỹ một lần nữa đưa lực lượng không quân, hải quân Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc. Đối với Ninh Bình, từ ngày 13/4/1972 đến ngày 26/12/1972, Mỹ sử dụng 1.177 lần máy bay đánh phá 535 trận vào 523 mục tiêu, trong đó có 201 mục tiêu giao thông, 123 mục tiêu kinh tế, 174 mục tiêu dân cư. Đê điều, các công trình thủy lợi bị oanh tạc nhiều gấp 3,1 làn so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhât.

Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt... ”,“Không có gì quý hơn độc lập tự do ”, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết một lòng, vượt lên bom đạn, vừa hăng hái thi đua lao động sản xuất vừa anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương, đánh trả quyết liệt 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 90 máy bay, tiêu diệt và bắt sống 5 giặc lái. Quân dân Ninh Bình vinh dự bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2.700 trên bầu trời miền Bắc, hai đơn vị ở huyện Kim Sơn là: Dân quân du kích xã Thượng Kiệm bắn rơi 2 chiếc; trung đội dân quân Kim Đài bắn rơi 5 chiếc được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVTNhân dân ”.

Thực hiện khẩu hiệu:“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngườỉ”, thanh niên Ninh Bình hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ tích cực tham gia phong trào “Ba đảm đang”, quân và dân Ninh Bình đã chi viện tích cực cho tiền tuyến, từ năm 1959 đến 1975 với 39 đợt tuyển quân, tỉnh ta đã có 59.785 thanh niên tham gia vào bộ đội (gấp 5,4 lần so với thời kỳ chống Pháp) chiến đấu trên khắp các chiến trường. Nhân dân và LLVT Ninh Bình vừa tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu vừa hăng say thi đua lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân đưa năng suất lúa mỗi năm một tăng, đảm bảo đời sống nhân dân. Từ năm 1965 đến năm 1975, nhân dân Ninh Bình đã đóng góp hàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm chi viện cho cách mạng miền Nam.

Xây dựng và thành lập 5 tiểu đoàn bộ binh, 12 đại đội địa phương, 2 tiểu đoàn và đại đội pháo cao xạ 37 ly, 6 đại đội súng máy 12 ly 7 và 1 trung đội 14 ly 5, 4 tiểu đoàn và 2 đại đội công binh, 2 tiểu đoàn an dưỡng và 1 tiểu đoàn thu dung. Đã bổ sung cho chiến trường và các đơn vị chủ lực 3 tiểu đoàn và 4 đại đội bộ binh, 3 đại đội và 4 khẩu đội pháo cao xạ 37 ly, 4 đại đội 12 ly 7; 1 trung đội 14 ly 5, 1 đại đội du kích tham gia chiến đấu ở Quảng trị năm 1972, 2 tiểu đoàn công binh và 3.000 thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến.

Đã huy động 3,5 triệu ngày công làm trận địa và công trình quốc phòng; 245.700 ngày công bốc dỡ và bảo quản an toàn 81.284 tấn hàng quốc phòng; vận chuyển 16.186 tấn hàng vào chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam; hàng chục vạn ngày công làm 2.467 km hào giao thông và 945.177 hầm hố; 665.723 công lao động phục vụ chiến đấu, giao thông vận tải và phòng tránh, cấp cứu.

Trong khói bom ác liệt của quân thù, với tinh thần không để mạch máu giao thông bị tắc, quân và dân Ninh Bình đã huy động 25.688 ngày công sửa chữa đường cũ, làm 8 tuyến đường giao thông mới, 18 km cầu đường bộ, 2 km cầu đường sắt, mở thêm 70 km đường bộ và 18 km đường sắt.

Tổ chức và nuôi dưỡng 1.480 thương binh, bệnh binh nặng từ chiến trường trở về; đỡ đầu nuôi dạy hơn 4.000 con em của tỉnh Quảng Bình và Vĩnh Linh (Quảng Trị)- tuyến lửa Anh hùng ra học tập tại tỉnh Ninh Bình.

Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ cưu nước vô cùng gay go, quyết liệt, với những hy sinh to lớn, Đảng bộ quân và dân Ninh Bình đã cùng với cả nước giành thắng lợi trọn vẹn với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng XHCN.

Với những thành tích xuất sắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 3 lần được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Phát huy những thành tích đã đạt được, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình nỗ lực, phấn đấu thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, quyết tâm xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY NINH BÌNH

Thông tin truy cập

Truy cập: 257247

Trực tuyến: 3

Hôm nay: 212